7 vấn đề quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng

Những nỗ lực chuyển nguyên liệu thô đi qua quá trình xử lý gia công nghiêm ngặt thành thành phẩm, tiến hành phân phối đến tay người tiêu dùng chính là mô hình chuỗi cung ứng. Bài viết dưới đây tập trung phân tích 7 vấn đề quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức về chuỗi cung ứng. Bạn cùng Eurorack tham khảo nhé!

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng quan trọng?

Quản lý chuỗi cung ứng tạo ra một số lợi ích dẫn đến lợi nhuận cao hơn, hình ảnh thương hiệu tốt hơn và lợi thế cạnh tranh lớn hơn:

·      Khả năng dự đoán nhu cầu thị trường tốt hơn.

·      Quản lý rủi ro tốt hơn.

·      Sản xuất “đúng” “đủ”

·      Cải tiến về chất lượng

·      Tối ưu chi phí vận hành cung ứng

·      Rút ngắn thời gian hoàn thành đơn hàng

·      Cải thiện dòng tiền hiệu quả

7 vấn đề quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng

1. Sự biến động của thị trường

Không riêng nền kinh tế Việt Nam, kinh tế toàn cầu đang thay đổi đến "chóng mặt". Hiển nhiên để không phải trở thành “người tối cổ", dự đoán nhu cầu, xác định khả năng cung ứng và hoạch định kế hoạch cung ứng linh động ở từng điểm thời gian khác nhau chính là nhiệm vụ hàng đầu.

Trong khi thị trường đầy tính cạnh tranh. Để đạt những con số kỷ lục “nhảy vọt” về tốc độ phát triển. Việc xác định đúng nhu cầu, gia công đúng thiết kế đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường hoàn toàn cấp thiết. Chúng sẽ tạo “bệ phóng” cho hoạt động cung ứng cho doanh nghiệp của bạn.

2. Kiểm soát chi phí

Kiểm soát chi phí chưa bao giờ là nghiệp vụ đơn giản trong kinh doanh, nhất là trong quản lý chuỗi cung ứng. Khi chúng là tập hợp của nhiều hạng mục khác nhau.

Làm thế nào cắt giảm đáng kể chi phí vận chuyển trong khi đảm bảo tiêu chuẩn cả về an toàn chất lượng lẫn yêu cầu về mặt thời gian?

Liên tục cập nhật, đổi mới công nghệ sản xuất, cắt giảm chi phí gia công thủ công, lựa chọn phương tiện chuyên chở phù hợp… chính là những cách bạn có thể tiếp cận để kiểm soát chi phí hoạt động cung ứng hiệu quả.

3. Mạng lưới phân phối

Doanh nghiệp đang cố gắng tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Xây dựng mối quan hệ hợp tác, nhà sản xuất cứ thể khỏe re khi vận hành mạng lưới phân phối hoàn chỉnh đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Thiết lập mạng lưới phân phối chuyên phù hợp định hướng tối ưu thời gian giao nhận, chi phí vận chuyển. Vận chuyển trực tiếp hay vận chuyển chéo đòi hỏi phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh cũng như đặc điểm từng ngành hàng của doanh nghiệp.

4. Kiểm soát tồn kho

Tồn kho là hạng mục quan trọng trong chuỗi cung ứng. Tồn kho mang tính năng kiểm soát dòng tiền. Do đó, bất kỳ sai phạm trong vấn đề tồn kho đều khiến chuỗi cung ứng của bạn bị gián đoạn. Đe dọa trực tiếp đến uy tín thương hiệu.

Dự đoán chính xác nhu cầu thị trường đi từ những nhu cầu thiết thực chính là cơ sở để bạn xác định hạn mức tối thiểu và tối đa của tồn kho hiệu quả.

Xem thêm: Quản trị Logistics là gì? Bao gồm những hoạt động nào?

5. Đối tác

Bạn cần vật tư để gia công sản xuất. Đương nhiên bạn phải duy trì mối quan hệ hiện có hoặc xây dựng và phát triển mối quan hệ mới. Chắc chắn rằng hoạt động sản xuất không bị chậm trễ vì lý do vật tư. Hơn nữa, cơ hội để bạn nhận những ưu đãi chiết khấu hấp dẫn là cực kỳ lớn.

6. Nhân sự

Nhân sự cũng là một vấn đề “đau đầu” không kém. Quản lý nhân sự hiệu quả tạo điều kiện tối ưu các hoạt động trong quản trị chuỗi cung ứng. Chủ trương đào tạo bài bản cùng chính sách thu hút nhân sự hấp dẫn sẽ là chủ đề cần nhận được sự quan tâm sâu sắc.

7. Hệ thống thông tin

Mọi hoạt động bên trong chuỗi cung ứng đều cung cấp dữ liệu quan trọng. Đây tiền đề ra đời các quyết định kinh doanh mang tính "sống còn" của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin cần được cung cấp một cách đầy đủ và minh bạch.

Bạn thấy đấy, quản lý chuỗi cung ứng là nghiệp vụ tương đối khó nhằn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các hạng mục chính trong quản trị chuỗi cung ứng.

Xem thêm:

Tumblr Eurorack

Wixsite Eurorack

Diigo Tumblr